logo Global Business Card VIP

Trọng Tài Thương Mại

Trọng tài thương mại là gì ? Đặc điểm, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

1. Khái niệm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Đặc điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại mang các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Đây là một trong những quy định đảm bảo quyền định đoạt của các bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên được ghi nhận bằng thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài phải có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Tuy nhiên, các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì vụ ữanh chấp thuộc thẩm quyền của toà án trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác như: Có quyết định của toà án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết ưanh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài được quy định tại khoản 1 Điều 43, các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại năm 2010; Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao. Tại Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đưa ra hai loại tranh chấp có thể được áp dụng theo thủ tục trọng tài, đó là tranh chấp thương mại và tranh chấp đầu tư (Xem phần tranh chấp thương mại tại Chương 1 Điều 7 khoản 2 và tranh chấp đầu tư quy định tại Chương 4 Điều 1 khoản 10 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000).

Thứ hai, chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các Trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một Trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều Trọng tài viên. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy đinh của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Trọng tài là một tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Bản thân các Trọng tài viên cũng không phải là cán bộ, công chức, viện chức.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại đảm bảo sự kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng ữọng tài là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên. Các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài, Trọng tài viên, địa điểm giải quyết hay luật áp dụng... Các bên có thể thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (Khoản 2 Điềụ 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài (Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Khác với phán quyết của toà án có thể bằng bản án hoặc quyết định (mang tính quyền lực nhà nước) thì phán quyết của trọng tài bằng quyết định nhân danh và vì lợi ích của các bên tranh chấp (không mang tính quyền lực nhà nước). Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành (Khoán 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại năm 2010), không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật.

Trọng tài là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kýn (in camera) nếu các bên không quy định khác. Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tính bí mật thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kýn, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Quy định này có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh ưanh giữa các chủ thể kinh doanh và giải quyết được sự quan ngại vì nếu nội dung vụ tranh chấp được công khai sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Dịch vụ Trọng tài Thương Mại

Xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của mình thì trọng tài thương mại thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở tòa án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Thứ hai, việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong ngành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp. (tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về cổ phiếu, chứng khoán; tranh chấp xây dựng,…)

Thứ ba, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin (confidentiality) cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai [khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án], nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường. Ngày nay, tính bảo mật ngày càng được doanh nghiệp chú ý trong bối cảnh các vấn đề tài chính của doanh hiện nay rất nhạy cảm với các thông tin liên quan tới doanh nghiệp (đặc biệt là với các công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán).

Trong giao dịch kinh doanh, thương mại, nguy cơ tranh chấp tiềm ẩn là một thuộc tính không thay đổi. Không nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này là nguyên nhân dẫn đến nhiều xung đột phát sinh giữa các doanh nghiệp.

Rồi đến khi mâu thuẫn không giải quyết được, họ đưa nhau ra Tòa án và thực tế đã trả lời, doanh nghiệp dù thắng kiện cũng phải chịu những thiệt hại không nhỏ khi đáo tụng đình. Căn bệnh pháp lý này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thức tỉnh và lựa chọn biện pháp phòng bệnh theo xu hướng tìm đến những dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín để hạn chế tranh chấp phát sinh.

...

QUY TRÌNH TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI HOẶC GẶP TRỰC TIẾP

Luật sư tư vấn Trực tuyến hoặc Trực tiếp. Luôn tận tâm tư vấn và đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối cho Bạn. Dịch vụ tư vấn là dịch vụ tính phí, chính vì vậy theo quy trình tư vấn, sau khi Bạn đã được Luật sư báo phí. Bạn vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây theo mã dịch vụ đã được sơ vấn trước đó.

Thông tin thanh toán dịch vụ: 

Tài khoản số: .....................................................................................................................

Chủ tài khoản: ...................................................................................................................

Tại Ngân Hàng TMCP .......................................................................................................

Nội dung chuyển khoản thanh toán: Họ và tên, Số điện thoại, Mã dịch vụ

(Hệ thống sẽ tự động ghi nhận số điện thoại của bạn và Luật sư sẽ liên hệ tư vấn đến bạn trực tuyến hoặc trực tiếp)

Nếu Bạn cần thêm thông tin có thể đặt câu hỏi để nhận tư vấn từ luật sư.

QUY TRÌNH TƯ VẤN QUA EMAIL

Đồng hành cùng dịch vụ tư vấn trực tuyến và trực tiếp, Luật sư còn cung cấp Dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả lời chi tiết bằng văn bản có trả phí tư vấn!

Trước khi bạn gửi câu hỏi cho Luật sư, tôi muốn chắc chắn rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các thông tin, chính sách và điều khoản về dịch vụ của luật sư ở bài viết dưới đây. Tôi rất mong nhận được câu hỏi của bạn, và sẽ cảm thấy rất tự hào - vinh dự khi được tư vấn cho mọi quý khách hàng trên toàn quốc! 

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật sư bạn sẽ được:

– Tư vấn ngay trong vòng 24h: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn trong vòng 24h!

– Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

– Hỗ trợ giải quyết “hết vấn đề”: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

– Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Luật sư tư vấn đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Mức phí tư vấn: 300.000 VNĐ/email tư vấn

Nội dung chuyển khoản: Tư vấn email + Họ và tên + Số điện thoại

**/ Các lưu ý khi sử dụng dịch vụ của Luật Sư.

– Luật sư khuyến khích các khách hàng ở xa văn phòng sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến. Các bạn có thể được tư vấn sơ bộ, đo đếm chất lượng dịch vụ trước khi sử dụng các dịch vụ tư vấn trực tiếp.

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua điện thoại là một hình thức hỗ trợ pháp lý sơ bộ, cơ bản dành cho mọi quý khách hàng. Quý khách hàng sẽ chi trả một khoản phí tư vấn nhỏ khi sử dụng dịch vụ của Luật sư!

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email là hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản qua thư điện tử hoặc qua đường bưu điện theo yêu cầu của khách hàng và là dịch vụ có trả phí!

– Với hình thức cung cấp dịch vụ đa dạng và linh hoạt: Qua điện thoại, qua Email, qua đường bưu điện, qua trực tiếp tại văn phòng, trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu! Từ phục vụ trực tuyến sang phục vụ trực tiếp! Luật Sư cam kết sẽ đem lại những trải nghiệm pháp lý tốt nhất cho mọi quý khách hàng trên toàn quốc.

Luật Sư luôn sẵn sàng tư vấn – hỗ trợ mọi yêu cầu tư vấn và rất mong có cơ hội được hợp tác và phục vụ các quý khách hàng trên toàn quốc! Trước khi bạn gửi câu hỏi cho Luật sư, tôi muốn chắc chắn rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các thông tin, chính sách và điều khoản về dịch vụ của Luật sư trong bài viết này.

*/Tại sao lại là dịch vụ có trả phí?

Luật sư muốn làm rõ ngay bản chất của dịch vụ: Đó là dịch vụ tư vấn pháp luật có trả phí. Bạn gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn, luật sư trả lời tư vấn cho bạn!

Tại sao không phải là một dịch vụ miễn phí? Trước đây tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật qua email hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, dịch vụ này sau một thời gian thực hiện gặp phải một số hạn chế:

– Số lượng câu hỏi gửi đến quá nhiều: Thời gian của Luật sư có hạn, số lượng yêu cầu lại quá lớn nên không thể đáp ứng được đầy đủ, ngay lập tức tất cả các yêu cầu tư vấn ấy.

– Chất lượng câu hỏi thấp: Vì là miễn phí, rất vô thưởng vô phạt nên ai cũng hỏi, cái gì cũng hỏi, thậm chí có những câu hỏi “đặt cho vui”. Dẫn đến việc nội dung câu hỏi có chất lượng thấp. Việc rà soát – kiểm duyệt các câu hỏi “thật” mất quá nhiều thời gian của Luật sư.

– Kinh phí hoạt động: Luật sư là công việc chuyên nghiệp và chính thống vì vậy Dịch vụ tư vấn luật là dịch vụ chuyên nghiệp và Luật sư cần có kinh phí để duy trì dịch vụ này để chung tay đóng góp những giá trị tri thức luật cho cộng đồng, xã hội.


popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục