Tư vấn kỹ thuật miễn phí:
Đạm cá là phân hữu cơ được ủ từ cá nước ngọt và vi sinh, được sử dụng trên hầu hết các loại cây trồng đặc biệt ở các loại cây ăn trái như: sầu riêng, bưởi, mít,…đem lại hiệu quả rất tốt.
Tuy nhiên để sử dụng đạm cá có hiệu quả tốt nhất thì bà con cần lưu ý khi sử dụng như sau:
1. Nên sử dụng chung acid Humic
Acid Humic có tác dụng kích thích ra rễ, đọt non do đó khi sử dụng chung đạm cá sẽ giúp cho cây trồng hấp thu tối đa lượng đạm cá bón vào. Ngoài ra acid humic còn ổn định pH, cải tạo đất giúp cho đất trồng được tơi xốp.
Acid humic cũng có nhiều dạng và chủng loại trên thị trường, bà con cần lựa chọn đúng sản phẩm để có được hiệu quả tốt nhất.
2. Có thể kết hợp cùng phân bón khác
Đạm cá chưa amino acid có thể kết hợp được hầu hết các loại phân bón khác như: phân chuồng, phân rác, phân bón lá, phân NPK,…
Bên cạnh đó đạm cá sẽ cung cấp phần lớn là thành phần N (Nito) cho cây trồng nhưng cây ăn trái ở các giai đoạn như ra hoa, mang trái, nuôi trái sẽ cần các chất khác như Photpho (P), Kali (K) cùng các loại trung và vi lượng khác.
Do đó, bà con sẽ tùy vào nhu cầu của cây trồng để bổ sung thêm lượng phân bón khác cho hợp lý, còn giúp cây sinh trưởng ra lá, nuôi to hoa, trái thì đạm cá đáp ứng được gần như đầy đủ.
3. Thời điểm ngưng bón đạm cá
Đạm cá cung cấp đạm nên những thời điểm như: kích thích cây ra hoa, bung phấn đậu quả sẽ cần phải giảm lượng đạm tăng lượng photpho giúp cho cây có thể phân hóa mầm hoa, phân hóa hạt phấn được tốt hơn.
Để trái ngon ngọt ngoài đạm cá thì cần thêm Kali, Photpho, trung vi lượng…như Canxi – Bo để chống nứt trái mít chẳng hạn
Đạm cá là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng cho sinh vật khác: nấm, vi khuẩn, cỏ dại…nên khi mùa mưa bà con sẽ giảm đạm cá lại hoặc kết hợp thêm nấm đối kháng Trichoderma để giảm đi mầm bệnh gây hại cho cây trồng.
4. Có thể phun lá, phun kèm thuốc khác
Đạm cá là amino acid do đó vẫn được hấp thu qua lá và không cộng hưởng cùng các phân thuốc khác. Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng đạm cá và tiết kiệm công sức phun thuốc, bà con có thể phun kèm đạm cá (humic) cùng với những lần phun thuốc sâu, rầy.
Đạm cá được sử dụng như một loại phân bón lá hữu cơ rất tốt, giúp lá xanh đậm, lá to khỏe. Phun qua lá là một hình thức tăng hiệu quả tốt cho đạm cá.
5. Vị trí tưới hiệu quả
Với 3 lít đạm cá và 0,5kg humic cho 200 lít nước sẽ tưới được khoảng 30 – 40 cây 3 – 4 năm tuổi. Vị trí để tưới hiệu quả nhất là bên dưới tán cây nơi mà lượng rễ hút nhiều nhất, hiệu quả sẽ được tăng cao.
Kết hợp tưới đạm cá quá hệ thống béc tưới nước cũng là sự kết hợp hiệu quả, tiết kiểm công sức. Tuy nhiên, bà con nên dùng thêm nấm đối kháng Trichoderma do các béc phun có thể phun lên thân và lá cây.
Trên đây là những lưu ý để bà con có thể sử dụng đạm cá hiệu quả nhất trên cây ăn trái. Tin Cậy chúc quý bà con có vụ mùa như ý, được mùa được giá.