Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền không còn xa lạ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên để bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể quyền này như sau:
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Khái quát về nhãn hiệu. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đạt những điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy dưới dáng từ ngữ, hình vẽ, chữ cái, hình ảnh, kể cả hình 3 chiều hoặc là kết hợp giữa từng yêu tố này được thể hiện chỉ một màu sắc hoặc nhiều màu
- Có khả năng phân biệt dịch vụ, hàng hóa của chủ sở hữu khác nhau
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tức là chủ sở hữu sẽ có các quyền dưới đây:
1. Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm những hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.
2. Chủ sở hữu có quyền định đoạt nhãn hiệu, trong đó gồm có chuyển giao, chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác sở hữu và sử dụng đối với nhãn hiệu đó.
3. Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu gồm có các hành vi sau:
- Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Lưu thông, chào bán. Tàng trữ để bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì hàng hóa, hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ xác lập khi nhãn hiệu của chủ sở hữu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thì cần làm thủ tục đăng ký, thủ tục được thực hiện như thế nào, tham khảo tại bài viết sau: Đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định dựa theo văn bằng bảo hộ được Cục sở hữu trí tuệ cấp.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có những quyền dưới đây:
Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, Sử dụng nhãn hiệu gồm hành vi sau đây:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì hàng hóa, hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong các hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán. Tàng trữ để bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Nhãn hiệu với chức năng là phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể sản xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên phương tiện kinh doanh, bao bì hàng hóa là hành vi phổ biến nhất trong 3 hành vi nêu trên.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:
Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên việc quy định những hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, chủ sở hữu không được phép ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là những trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và khai thác của chủ sở hữu chứng minh được yếu tố chính xác của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền định đoạt nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được xem là một loại tài sản đặc biệt và là một đối tượng sở hữu công nghiệp có khả năng và giá trị khai thác thương mại rất lớn. Quyền định đoạt của tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể ở phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó gồm có huyển giao và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển giao, chuyển nhượng tức là chủ sở hữu cho phép các tổ chức , cá nhân khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.
Chuyển nhượng quyền sỏ hữu nhãn hiệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng dưới dạng văn bản. Hợp đồng này chỉ có giá trị hiệu lực khi đã đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước trong quyền sở hữu công nghiệp.
Trên đây, là những chia sẻ về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Thông tin mang tính chất tham khảo, Trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn