Ở tuổi 20, đôi khi chúng ta có thể tự cho phép mình tiêu tiền một cách thoải mái không suy nghĩ, nhưng khi tuổi 30 bắt đầu đến, tốt hơn hết bạn nên có một chiến lược rõ ràng và khôn ngoan trong vấn đề tài chính.
Để đi đúng hướng, hãy cân nhắc 8 bước đi quan trọng sau đây trước khi đến tuổi 40:
Mở nhiều hơn một tài khoản hưu trí
Tham gia kế hoạch “Quỹ hưu trí tư nhân” ở công ty là một bước khởi đầu tốt. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng điều đó sẽ không đủ để cung cấp cho bạn trong tương lai. Bởi vậy, mở thêm các tài khoản tiết kiệm hưu trí đan xen là một quyết định sang suốt. Điển hình trong số đó là khoản tiền gửi tiết kiệm cho sức khỏe.
Hãy nhớ rằng để có thể sẵn sàng nghỉ hưu ở tuổi 60, xét về mặt tài chính, bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm được số tiền gấp 3 lần khoản lương mình kiếm được ở tuổi 40. Hãy xem xét những tài khoản lương hưu của mình để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra đó.
Mở tài khoản đầu tư
Đầu tư chắc chắn là một trong những con đường hiệu quả nhất để làm nên sự giàu có, và trái ngược với những suy nghĩ phổ biến, bạn chẳng cần phải có quá nhiều tiền để bắt đầu. Bạn có thể nghiên cứu sâu hơn về các quỹ đầu tư chi phí thấp (low-cost index fund), đây là một loại hình đầu tư đã được huyền thoại Warren Buffet gợi ý.
Mua bảo hiểm cần thiết cho bạn
Bạn đã có bảo hiểm thương tật chưa? Hay bạn đã biết gì về bảo hiểm của người thuê hoặc chủ nhà? Nếu đang còn chần chừ và trì hoãn việc đầu tư vào các khoản bảo hiểm quan trọng, tốt nhất bạn nên thay đổi suy nghĩ đó trước khi bước sang tuổi 30.
Chính sách bảo hiểm phần lớn là thuộc về vấn đề cá nhân. Để có được mức độ phù hợp nhất cho từng tình huống cụ thể, hãy tự dạy mình bằng cách tham khảo thị trường xung quanh và xem xét sự đa dạng trong các mức giá. Bên cạnh đó, bạn nên đọc kĩ các chính sách trước khi kí mua bảo hiểm, đặc biệt, hãy đặt các câu hỏi nếu bạn không hiểu rõ điều khoản nào đó.
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho các khoản giao dịch mua trong tương lai
Bạn sẽ không thể đến được nơi mình muốn đến nếu không hiểu rõ mình thực sự muốn gì. Hãy nghĩ về tương lai mà bạn mong đợi, trông nó liệu sẽ như thế nào, rồi từ đó đi đến một mục tiêu tiết kiệm rõ ràng, có thể là một kì nghỉ ở quê nhà hoặc chuyến du lịch nước ngoài chẳng hạn.
Tiếp đó, tính toán số tiền mà bạn cần tiết kiệm cho các khoản tiêu dùng trong tương lai và chính xác là trong bao lâu, cùng với đó, hãy bắt đầu để dành một khoản tiền nhất định trong mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
Khoản tiết kiệm dành cho con cái
Hầu hết chúng ta đều sẽ lập gia đình và sinh con. Vậy nên, bạn nên thành lập một quỹ để bắt đầu dành dụm tiền cho việc chăm sóc và giáo dục con trẻ. Bởi lẽ học phí cũng như các chi phí liên quan gần như ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và trên thực tế, chúng đang trở nên ngày càng đắt đỏ.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như như kế hoạch. Bạn có thể bị mất việc, mắc bệnh tật, ốm đau hay đơn giản phải xử lí chiếc xe bị hỏng. Vậy nên điều quan trọng là phải có quỹ dự phòng an toàn.
Tuy hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau thế nhưng các chuyên gia đồng ý rằng việc dành ra từ 3 đến 6 tháng để tiết kiệm là một lựa chọn khôn ngoan. Và chúng ta nên cất những khoản tiền ấy vào đâu? Hãy cân nhắc đến các khoản gửi lợi tức cao, trái phiếu ngân hàng hay giao dịch chứng khoán.
Tận dụng lợi ích của nhân viên
Công ty của bạn có cung cấp tài khoản tiết kiệm cho sức khỏe hoặc tài khoản chi tiêu linh hoạt không? Bạn có nhận được khoản hỗ trợ chi phí đi lại hay chương trình bồi dưỡng sức khỏe? Nếu không tận dụng những lợi thế sẵn có đó thì thật chẳng khác gì bạn đang để tiền hớ hênh trên bàn.
Nếu bạn có thêm những câu hỏi về những lợi ích của nhân viên trong công ty, hãy nói chuyện với phòng nhân sự để hiểu chính xác những gì sẵn có dành cho bạn.
Mua hàng chất lượng
Thời điểm mà bạn đã hoàn thành những mục tiêu lớn cơ bản cũng là lúc nên khởi động đầu tư vào những thứ có giá trị. Mặc dù việc cố gắng tiết kiệm bằng cách dùng những đồ giá rẻ (thực chất hầu hết có chất lượng kém) nghe có vẻ thuyết phục, tuy nhiên, hãy đầu tư vào những thứ có chất lượng tốt bởi chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong dài hạn.
Cuối cùng, 30 là độ tuổi mà bạn nên làm quen với việc sử sụng tiền bạc một cách khôn ngoan vì đó là con đường để bạn có thể tiết kiệm được tiền bạc cho tương lai sau này.
Theo Thời đại/CNBC