logo Global Business Card VIP

Cân Đối Chi Tiêu Gia Đình Hợp Lý

Đăng bởi Phạm Nguyễn Thiên Di vào lúc 18/11/2018

Đối với nhiều người đặc biệt là mới kết hôn, việc tính toán ngân sách tiêu dùng gia đình là một vấn đề phức tạp. Làm sao để cân đối chi tiêu gia đình hợp lý? Làm sao để vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vừa có quỹ tiết kiệm riêng hàng tháng? Hãy cùng tham khảo vài bí quyết sau:

1. Lập danh sách các khoản chi

Danh sách tiêu dùng theo tháng giúp bạn cân đôi chi tiêu gia đình hợp lý, Việc đầu tiên xác định mỗi tháng cần chi tiêu cho khoản nào và phân loại chúng? Danh sách bạn lập càng chi tiết thì bạn quản lí tốt hơn trong việc phân bổ mức chi tiêu. Ví dụ:

– Khoản chi tiêu sinh hoạt gồm: tiền điện, nước, ăn uống, đi lại, học phí (nếu bạn có con). Các chi phí cố định cho nhà cửa như tiền thuê nhà, phí quản lí – bảo trì (cho nhà chung cư) và thuế…
– Quỹ tiết kiệm là “khoản chi” dành cho kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn.
– Khoản phát sinh như đi chơi, du lịch, các loại tiền mừng… Danh sách bạn lập càng chi tiết thì bạn quản lí tốt hơn trong việc phân bổ mức chi tiêu.
Lưu ý, bạn nên giữ lại các hóa đơn của từng tháng để so sánh mức chi tiêu và cân đối lại cho hợp lý.

2. Xác định ngân sách thực tế

Xác định ngân sách thực tế sẽ giúp tiết kiệm chi tiêu, Ngân sách thực tế cho chi tiêu gia đình chưa chắc là toàn bộ thu nhập của bạn. Vì sao ư? Vì ít chúng ta còn phải kể đến các khoản thuế phải nộp, khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc nộp quỹ bảo hiểm và khoản dự phòng sự cố.

Nếu bạn phải dành toàn bộ thu nhập cho chi tiêu mỗi tháng thì có nghĩa là thói quen chi tiêu gia đình bạn có vấn đề hoặc tổng thu nhập hai vợ chồng quá thấp. Khi bạn tính được ngân sách thực tế thì bạn có thể cân đối chi tiêu gia đình hợp lý.

3. Lập kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn/dài hạn

Lập quỹ tiết kiệm cho kế hoạch dài hạn, Mọi gia đình đều cần tích luỹ tài chính để chuẩn bị cho các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Đó có thể là ngân sách dùng để mua nhà, mua xe hoặc chuẩn bị cho việc học hành của con cái. Thậm chí xa hơn là ngân sách dùng để dưỡng già cho cha mẹ.

Nhiều người chọn cách thức lập sổ tiết kiệm nhưng nhiều người khác lại chọn cách đầu tư vào một gói bảo hiểm bởi những ưu điểm như vừa tích luỹ được tiền bạc với lãi suất hấp dẫn lại vừa đảm bảo tài chính trước những rủi ro sức khoẻ. Tuỳ vào nhu cầu của mình mà bạn có thể lựa chọn hình thức tiết kiệm phù hợp và bạn nên bắt đầu từ trước khi lập gia đình.

4. Quỹ dự phòng riêng

Không ai có thể lường hết hết mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn không có quỹ dự phòng riêng cho vấn đề sức khỏe hay sự cố thì bạn giải quyết vấn đề ra sao?

Quỹ dự phòng riêng tách biệt với chi tiêu sinh hoạt, tiền tiết kiệm và các khoản chi khác. Bạn có thể tăng quỹ dự phòng riêng từ các khoản chi tiêu không cần thiết. Khi bạn tự tích lũy được quỹ dự phòng riêng, chứng tỏ bạn đã cân đối chi tiêu gia đình hợp lý.

5. Cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết để tránh lãng phí, Nhiều người cho rằng thu nhập không cao thì không thể có khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng. Điều này là sai vì bạn chưa hiểu cách cân đối chi tiêu gia đình hợp lý. Hãy phân chia ngân sách thành 2 khoản chi cố định và lưu động.

Với các khoản chi cố định bắt buộc có vì là nhu cầu cấp thiết như nhu yếu phẩm, thực phẩm, nhiên liệu,…. Các khoản chi lưu động hay phát sinh nên được xem xét cắt giảm theo mức độ của sự cần thiết. Ví dụ: Bạn có thể ăn cơm ở nhà thay vì ăn bên ngoài, bạn chỉ mua đồ dùng vừa đủ cho nhu cầu của bản thân và gia đình,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều cho ngân sách gia đình.

Nguồn tổng hợp

 


popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục