Giải đáp thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm nhân thọ cho người lao động:
1. Trong trường hợp Công ty Bảo hiểm bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả Quyền lợi bảo hiểm cho Người lao động/Thành viên thì Hợp đồng Hưu trí sẽ được xử lý ra sao? Giá trị tài khoản hưu trí sẽ như thế nào?
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải trích lập dự phòng, báo cáo dự phòng và tình hình tài chính của công ty cho Bộ Tài chính theo định kỳ. Khi nhận thấy có rủi ro về khả năng thanh toán, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu công ty bảo hiểm phải trình bày giải pháp khắc phục biên khả năng thanh toán như là tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hồi những khoản đầu tư có tính chất thanh khoản cao… Bộ Tài chính sẽ giám sát việc thực hiện các yêu cầu trên.
Trường hợp các giải pháp trên không khắc phục đươc, Bộ Tài chính sẽ đứng ra giải quyết cho công ty bảo hiểm sáp nhập với công ty khác có khả năng thanh toán tốt hơn. Trong mọi trường hợp, Bộ Tài chính sẽ có thể yêu cầu công ty bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng đang còn hiệu lực đối với khách hàng cho một công ty bảo hiểm khác. Nếu không có công ty nào tiếp nhận chuyển giao thì Bộ Tài chính sẽ chỉ định một công ty đứng ra tiếp nhận sự chuyển giao nói trên.
Như vậy trong mọi trường hợp quyền lợi khách hàng sẽ được đảm bảo.
2. Tại sao Doanh nghiệp và Người lao động/Thành viên nên chọn tham gia chương trình phúc lợi và hưu trí bổ trợ ?
- Doanh nghiệp dễ dàng so sánh, tham khảo nhiều sản phẩm của nhiều công ty bảo hiểm trước khi quyết định mua
- Hỗ trợ pháp lý, bồi thường trọn thời gian hợp đồng
- Hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, chính sách và các giải pháp phúc lợi, giữ chân người tài
- Cung cấp các giải pháp bảo hiểm đầu tư giá trị cao chuyên biệt dành cho doanh nhân, chủ doanh nghiệp
- Hỗ trợ chuyên sâu về thuế và pháp lý thừa kế cho toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của khách hàng doanh nghiệp
Với quyết tâm mang đến cho khách hàng Việt Nam chuỗi kế hoạch tài chính tối ưu để đạt được những mục tiêu gắn với từng giai đoạn của cuộc đời, các sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng thêm nguồn thu nhập trong giai đoạn hưu trí.
3. Điểm nổi bật của sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ cho người lao động là gì?
- Sản phẩm được thiết kế linh hoạt và phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn mức đóng góp và cách thức chi trả theo Tháng, Quý, Nửa năm và Năm, phù hợp với điều kiện tài chính của từng khách hàng.
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn tại các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.
- Sản phẩm Bảo hiểm được thiết kết nhằm hướng đến việc tối đa hóa giá trị tích lũy cho Giá trị tài khoản hưu trí của khách hàng.
4. Điều kiện để tham gia giải pháp bổ trợ hưu trí là gì?
Doanh nghiệp:
- Là Doanh nghiệp được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tại thời điểm tham gia chương trình.
Người lao động/Thành viên:
- Là nhân viên có Hợp đồng lao động với Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam;
- Là cá nhân đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam tại thời điểm tham gia chương trình;
- Từ 18 đến 70 tuổi hoặc theo thỏa thuận khác với bên mua bảo hiểm nhưng không vượt quá 70 tuổi
5. Sản phẩm hưu trí có quy định mức đóng góp tối thiểu và tối đa khi tham gia giải pháp hay không?
- Giải pháp hưu trí bổ trợ được thiết kế rất linh hoạt nên Người lao động/Thành viên và Doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn mức đóng góp phù hợp với ngân sách của mình. Ngoài ra, mức đóng góp này có thể được điều chỉnh linh hoạt hàng năm.
- Mức đóng góp tối thiểu khi tham gia là 250.000 đồng/người/tháng (tương đương 3.000.000 đồng/người/năm).
6. Đến thời điểm nào Người lao động/Thành viên nhận được Quyền lợi hưu trí?
- Người lao động/Thành viên sẽ được nhận Quyền lợi hưu trí khi đến tuổi về hưu (60 tuổi đối với Nam và 55 tuổi đối với Nữ). Hoặc đăng ký chương trình nhận sớm theo điều khoản sản phẩm chỉ từ 6 năm đến 20 năm và tối đa nhận quyền lợi khi 100 tuổi.
- Người lao động/Thành viên sẽ được nhận Quyền lợi hưu trí một lần hoặc nhiều lần tùy theo yêu cầu của Người lao động/Thành viên.
- Trong trường hợp khi đến tuổi về hưu mà Người lao động/Thành viên vẫn muốn tiếp tục đóng góp thì có thể gia hạn Thời hạn tích lũy đến 75 tuổi và nhận Quyền lợi hưu trí khi kết thúc Thời hạn tích lũy.
7. Khi Người lao động/Thành viên không còn khả năng đóng góp, có những giải pháp gì để đảm bảo quyền lợi của khách hàng?
Trong trường hợp, Người lao động/Thành viên và/hoặc Doanh nghiệp không còn khả năng đóng góp, có hai giải pháp như sau:
- Trường hợp 1: Nếu Người lao động/Thành viên muốn tiếp tục được bảo vệ trước những rủi ro có khả năng xảy ra, Người lao động/Thành viên sẽ không phải làm bất cứ yêu cầu gì, giá trị tài khoản sẽ tự động trừ đi các khoản khấu trừ hàng tháng để chi trả các chi phí bảo hiểm rủi ro và quản lý hợp đồng, đến khi giá trị tài khoản không đủ để khấu trừ nữa thì Hợp đồng hưu trí sẽ mất hiệu lực. Trong trường hợp này, Người lao động/Thành viên được hưởng tất cả quyền lợi theo Hợp đồng cho đến khi Hợp đồng hưu trí bổ trợ mất hiệu lực.
- Trường hợp 2: Nếu Người lao động/Thành viên không muốn tiếp tục được bảo vệ trước những rủi ro có khả năng xảy ra, Người lao động/Thành viên có quyền yêu cầu đóng tài khoản và nhận lại giá trị tài khoản hưu trí.
8. Công ty Bảo hiểm chi trả lãi suất cho Hợp đồng Hưu trí dựa trên cơ sở nào?
- Hàng quý, Công ty bảo hiểm sẽ công bố lãi suất trên website của công ty để Người lao động/Thành viên tham khảo. Lãi suất chi trả hàng tháng dựa trên kết quả đầu tư của Quỹ bảo hiểm liên kết chung và tình hình lãi suất trên thị trường tài chính. Quỹ Hưu trí sẽ được đem đi đầu tư để sinh lãi, công ty bảo hiểm chỉ giữ tối đa 2% lợi nhuận từ Quỹ Hưu trí cho chi phí quản lý Quỹ, phần còn lại được ghi nhận vào tài khoản hưu trí của Người lao động/Thành viên.
- Ngoài ra, Công ty Bảo hiểm có áp dụng mức lãi suất cam kết tối thiểu, trong trường hợp Quỹ Hưu trí hoạt động không có lãi, thì lãi suất cam kết vẫn được ghi nhận vào tài khoản hưu trí của Người lao động/Thành viên.