Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn cân đối các khoản một cách hợp lí, không sợ bị bội chi cuối tháng và còn tiết kiệm được tiền cho tương lai.
Lời Khuyên Đầu Tiên
Bạn càng tính toán tỉ mỉ, ngân sách gia đình sẽ càng được sử dụng hiệu quả: bỏ ra một tháng theo dõi cẩn thận xem tổng chi của tháng đó là bao nhiêu và tiêu vào những việc gì, sẽ giúp bạn xác định được rõ các xu hướng tiêu dùng của mình và đưa ra điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, nếu việc đến mua hàng tại cửa hàng đồ gia dụng lớn và việc mua một món ăn vặt (bim bim chẳng hạn) khi đang đi đâu đó đều là việc chi tiêu liên quan đến thực phẩm, tự kiềm chế để không vung tiền vào những món đồ ăn vặt sẽ là cách tiết kiệm tiền và thời gian hiệu quả hơn nhiều so với việc cắt giảm các nhu cầu thiết yếu hàng tháng.
Ngoài ra, bạn cũng nên mua những sản phẩm đa dụng, đặc biệt các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh như Vim chẳng hạn, thay vì mua các sản phẩm riêng lẻ. Nếu cộng lại, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá hàng tháng.
Kế hoạch ngân sách là rất quan trọng, thế nhưng việc quản lý ngân sách có vẻ sẽ khó khăn nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Bài viết này sẽ mang đến những lời khuyên và một số mẹo tiết kiệm tiền mà bạn có thể áp dụng để có thể kiểm soát được ngân sách của gia đình mình. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tận hưởng cuộc sống trong khả năng tài chính của mình.
Làm Thế Nào Để Lên Kế Hoạch Ngân Sách
Để lên kế hoạch ngân sách cho gia đình, bạn cần biết chính xác số tiền bạn làm ra, ghi chép lại những gì bạn chi tiêu, và biết được bạn còn lại bao nhiêu tiền vào cuối tháng. Mọi kế hoạch ngân sách hiệu quả đều bắt đầu từ việc lưu giữ các hoá đơn và ghi chép chi tiêu một cách cẩn thận. Tạo một bảng tính, dùng một cuốn sổ, hay tải về một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên máy tính hoặc điện thoại di động để ghi lại tất cả hoá đơn và chi tiêu mỗi tháng.
Kế hoạch ngân sách của gia đình bạn nên bao gồm các mục sau:
Chi phí cho nhà cửa: bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền thuế nhà, chi phí cho các công việc sửa chữa. Ngoài chi phí sửa chữa, các khoản còn lại thường được coi là chi phí cố định, vì chúng không thay đổi qua các tháng.
Chi phí sinh hoạt: bao gồm thực phẩm, di chuyển, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và quần áo.
Chi phí xã hội: bao gồm hóa đơn nhà hàng, vé xem phim, các ngày nghỉ lễ, các loại tiền mừng và tất cả khoản phí cho hoạt động xã hội khác. Chi phí sinh hoạt và chi phí xã hội là chi phí không cố định, vì chúng có thể được thay đổi phụ thuộc vào phong cách sống của bạn.
Các khoản tiết kiệm: Bạn cũng nên ghi lại mọi khoản tiền mà bạn đưa vào các tài khoản tiết kiệm, dùng cho các trường hợp khẩn cấp hoặc những chi phí phát sinh trong tương lai.
Nên có một cột riêng biệt trong bản kế hoạch chi tiêu của bạn, ghi lại tổng số tiền bạn kiếm được trong tháng đó bao gồm tiền lương, các khoản vay mượn.
Hãy nhớ là bạn nên ghi thu nhập sau thuế của bạn, vì nếu ghi tổng thu nhập khi chưa trừ thuế hay các khoản cắt giảm có thể dễ gây nhầm lẫn khi tính toán.
Kiểm đếm tất cả các khoản tiền bạn đã chi bên cạnh bảng cột thu nhập. Bằng cách này có thể thấy rõ bạn có đang chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được hay không.
Làm Thế Nào Để Quản Lý Ngân Sách Hiệu Quả
Giờ đây khi bạn đã có tất cả các thông tin tài chính của mình trong tay, sẽ thật dễ dàng để bạn quản lý chi tiêu trong gia đình và có những thay đổi cần thiết trong thói quen chi tiêu. Giờ là lúc xem xét kĩ càng để tìm ra những vấn đề trong cách bạn tiêu tiền. Ví dụ như bạn đã dùng bao nhiêu phần trăm tiền lương cho chi phí gia đình so với các chi phí xã hội? Bạn có đang chi tiêu quá nhiều vào việc mua sắm hoặc ăn uống hay không? Bạn có còn dư được đồng nào vào cuối tháng không, hay bạn đang tiêu nhiều hơn những gì bạn kiếm được và phải vay đến khoản tín dụng? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được phải làm thế nào để chi tiêu có hiệu quả. Có lẽ đã đến lúc bạn nên có một số thay đổi.
Một cách để tự khích lệ bản thân thay đổi thói quen từ những thứ nhỏ nhặt đó là cộng tổng chi phí cả tháng hoặc cả năm của một loại khoản phải chi thường xuyên. Một tách cà phê, một cây kem, hoặc một cuốn tạp chí có thể không tốn nhiều tiền, nhưng chi phí này sẽ cộng dồn lại qua từng tháng, từng năm. Biết đâu với cách tiết kiệm tiền từ những thứ nhỏ nhặt này, bạn có thể có một khoản cho một căn hộ đẹp hơn, một kỳ nghỉ dài hơn, hoặc một món đồ mới cho tủ quần áo?
Thiết lập mục tiêu cho bản thân cũng là một mẹo tiết kiệm tiền khá hiệu quả. Những mục tiêu dài hạn như mua một căn nhà, lên đời ô tô, hoặc tiết kiệm cho khi về hưu. Bên cạnh đó, cũng nên đi kèm với các mục tiêu ngắn hạn, như giảm một mức nhất định trong hoá đơn nhà hàng mỗi tháng. Ngoài ra, một mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả là thay vì mua những sản phẩm vệ sinh riêng lẻ, bạn hãy chọn những sản phẩm đa dụng, đặc biệt các chất tẩy rửa vệ sinh, ví dụ như sản phẩm nhãn hàng Vim chẳng hạn. Nếu cộng lại, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá hàng tháng đấy!
Những bước này sẽ giúp bạn cân bằng ngân sách trong gia đình. Tập hợp tất cả các thông tin về tiền bạc ở cùng một nơi, nắm rõ kế hoạch chi tiêu và áp dụng các mẹo tiết kiệm tiền, bạn sẽ luôn kiểm soát được tình hình tài chính của mình cũng như cho cả gia đình.
Các Điểm Chính:
Lưu giữ cẩn thận các ghi chép về chi tiêu. Tạo một bảng tính, dùng một cuốn sổ, hay tải về một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên máy tính hoặc điện thoại di động để ghi lại tất cả hoá đơn và chi tiêu mỗi tháng.
Xem xét kĩ càng để tìm ra những vấn đề trong cách bạn tiêu tiền. Có khoản nào cần giảm bớt không? Có khoản nào bạn có thể tiết kiệm được hay không?
Cộng tổng chi phí cả tháng hoặc cả năm của một loại khoản chi hằng ngày và thiết lập một mục tiêu tài chính cá nhân cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Nguồn cleanipedia