Quy trình bồi thường Bảo hiểm Doanh nghiệp

Đăng bởi Ngọc Cẩn vào lúc 28/06/2018

1. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI TỔN THẤT XẢY RA

  • Thông báo ngay cho các cơ quan chức năng (cứu hỏa, y tế, v.v...) để được hỗ trợ.
  • Bằng khả năng của mình, kịp thời thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tổn thất và ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm.     
  • Thông báo tổn thất cho Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 24/7 của Bảo hiểm Liberty 1800 599 998 và làm theo hướng dẫn.
  • Phối hợp với Phòng Bồi Thường của Bảo hiểm Liberty để xác định nguyên nhân tổn thất và tính toán giá trị bồi thường, trong đó có việc cung cấp các hồ sơ, chứng từ có liên quan.  ​​

2. HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

A. Bảo Hiểm Tài Sản:

(áp dụng cho các sản phẩm như: Bảo hiểm Doanh nghiệp Năng động, Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, v.v...)

  • Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường
  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp
  • Biên bản tường trình sự việc
  • Hồ sơ, hóa đơn, chứng từ nhằm xác định nguyên nhân tổn thất và tính toán giá trị bồi thường
  • Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra đối với các tổn thất phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, hành động ác ý, …
  • Xác nhận của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn về việc xảy ra thiên tai tại địa điểm được bảo hiểm đối với những tổn thất do thiên tai gây ra.
  • Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra hoặc công an PCCC và Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cháy nổ do công an PCCC cấp đối với các tổn thất do cháy, nổ gây ra. 

B. Bảo Hiểm Trách Nhiệm:

(áp dụng cho các sản phẩm như: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng, Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, v.v...)

  • Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường
  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp
  • Hợp đồng hay thỏa thuận chứng minh trách nhiệm bồi thường của Người được bảo hiểm đối với bên thứ 3
  • Biên bản tường trình sự việc
  • Yêu cầu bồi thường của bên thứ 3 và các hóa đơn, chứng từ liên quan
  • Xác nhận của cơ quan chức năng, tùy theo từng trường hợp cụ thể

C. Bảo Hiểm Hàng Hóa​

  • Thông báo tổn thất (Notice of loss) (có xác nhận của người vận chuyển) và yêu cầu bồi thường (Claim letter/ Application for claim settlement)              
  • Bản chính Đơn bảo hiểm và Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có)              
  • Bản chính Hợp đồng vận chuyển (Bill of lading) hoặc Bản chính phiếu vận chuyển hàng hóa do chủ phương tiện cấp              
  • Hóa đơn hàng hóa kèm bản kê chi tiết hàng hóa (Commercial invoice)              
  • Phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hóa (Packing list)              
  • Biên bản giám định hàng tổn thất có ghi rõ mức độ tổn thất (Survey report)              
  • Bản chính biên bản quyết toán giữa tàu và cảng (Report on Receipt of Cargo – ROROC)   
  • Bản chính biên bản hàng đổ vỡ do tàu gây ra (Cargo outturn report)              
  • Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương, cảng vụ, cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy              
  • Văn bản khiếu nại người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra (Claim letter to the carrier)              
  • Biên bản bất thường và/hoặc tổn thất hàng hóa được lập bởi Cảng dỡ hàng             

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, Bảo hiểm Liberty có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các chứng từ cần thiết sau:

  • Đối với hàng đóng trong container lạnh: Bảng theo dõi nhiệt độ trong container lạnh (Part flow chart, Temperature data record)
  • Đối với khiếu nại về hàng chở xá, hàng đóng bao xếp hầm tàu: Hợp đồng thuê tàu (Charter party) nếu vận đơn (Bill of lading) có ghi "To be used with Charter Party"
  • Đối với khiếu nại hàng tổn thất toàn bộ: Bản chính vận tải đơn, hóa đơn và phiếu đóng gói
  • Đối với tổn thất hàng do đâm va: Chứng từ kháng nghị hàng hải, các báo cáo, bản tường trình, biên bản và quyết định phân chia lỗi của cơ quan chức năng có thẩm quyền (Toà án/ Cảng vụ/ Công an) nơi xảy ra tai nạn
  • Đối với các tổn thất phát sinh chi phí: Bản dự toán, bản quyết toán chi phí bốc dỡ, vận chuyển, sửa chữa, tái chế, xử lý hạn chế tổn thất, các hóa đơn, biên lai thu tiền, v.v.
  • Đối với tổn thất hàng nội địa vận chuyển bằng tàu, ghe: Hồ sơ đăng kiểm phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của phương tiện vận chuyển.
  • Đối với tổn thất hàng nội địa vận chuyển bằng xe tải: Bằng lái xe của tài xế
  • Thông báo từ bỏ hàng của chủ hàng
  • Chứng thư giám định độc lập

D. Bảo Hiểm Mọi Rủi Ro Xây Dựng/ Lắp Đặt

  • Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế
  • Các biện pháp an toàn trong thi công (biện pháp chống chấn động, sụt lún, hệ thống quan trắc sự dịch chuyển, v.v...​)
  • Biên bản tường trình sự việc của Người được bảo hiểm với các thông tin sơ bộ về nguyên nhân xảy ra sự cố và mức độ tổn thất
  • Kết luận của cơ quan có thẩm quyền (Phòng quản lý đô thị, thanh tra xây dựng, thanh tra sở tài nguyên và môi trường, v.v...) về nguyên nhân xảy ra sự cố và mức độ tổn thất
  • Chứng thư giám định độc lập (nếu cần)

E. Bảo Hiểm Thiết Bị Điện/ Máy Móc/ Máy Móc Thiết Bị Của Chủ Thầu

  • Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường​
  • Biên bản tường trình sự việc của Người được bảo hiểm với các thông tin sơ bộ về nguyên nhân xảy ra sự cố và mức độ tổn thất
  • Các hồ sơ, chứng từ của nhà sản xuất liên quan đến máy móc, thiết bị hư hỏng như thông số kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, sơ đồ vận hành, các quy định về an toàn vận hành, v.v.
  • Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, thay thế, nhật ký vận hành máy móc, thiết bị v.v. của Người được bảo hiểm
  • Báo giá sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị hư hỏng
  • Chứng thư giám định độc lập (nếu cần)​

Theo công ty Bảo hiểm Liberty

 


popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục