Để trở thành nhà tư vấn Tài chính - Bảo hiểm chuyên nghiệp, Bạn cần hiểu rõ cách Lập kế hoạch tài chính cá nhân cho khách hàng của mình. Bên dưới đây là một số gợi ý để Bạn tham khảo.
Đầu tiên Bạn cần biết Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân chính là bản kế hoạch về sử dụng ngân sách, kế hoạch về các khoản thuế cá nhân, thiết lập các khoản tiết kiệm và phát triển tài chính cá nhân, quản lý và thu hồi nợ.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lý tiền bạc của cá nhân. Nó bao gồm toàn bộ các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình.
Bạn sẽ là chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đâu tư ngắn hạn, dài hạn của khách hàng.
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tạo ra nguồn ngân sách cho khách hàng, phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính nhằm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.
Những lưu ý trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
Cho dù khách hàng đang ở độ tuổi nào, từ lực lượng lao động sắp về hưu cho tới sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, không bao giờ là quá muộn cho một quyết định lập ra một bản kế hoạch tài chính cá nhân cho chính mình. Bạn chỉ cần tham gia các khóa đào tạo kỹ năng lập kế hoạch tại công ty Bảo hiểm thì sẽ được hỗ trợ về kiến thức này.
Vậy để lập kế hoạch tài chính cá nhân cần những bước nào?
1. Lập ngân sách
Ngân sách chính là điều bắt buộc phải có trong kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người. Lập nên một ngân sách chính là lộ trình tài chính cho các mục tiêu dài hạn của khách hàng. Bằng phương pháp chia ngân sách 50/30/20, bạn có thể giúp khách hàng quản lý tiền một cách dễ dàng hơn, cụ thể như sau:
- 50% tiền lương sử dụng cho các chi phí cần thiết như tiền thuê nhà, phí vận chuyển, các tiện ích khác…
- 30% phục vụ cho chi phí sinh hoạt như ăn uống, mua sắm, chi tiêu cá nhân…
- 20% sử dụng cho tương lai như: tiền trả nợ, tiền tiết kiệm sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Việc quản lý tiền nong chưa bao giờ là dễ dàng cả. Tuy nhiên, hãy giúp khách hàng của bạn tự tạo cho mình những nguyên tắc và tuân theo nó, rồi sau đó khách hàng của bạn sẽ thấy việc quản lý tài chính cá nhân đơn giản hơn một chút.
2. Tạo quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp dùng để làm gì? Chính là quỹ sử dụng cho các chi phí bất ngờ như tiền khám chữa bệnh, tiền sử dụng khi bất ngờ bị thất nghiệp…hoặc mất/giảm thu nhập.
Tạo ra quỹ sinh hoạt từ 3 cho tới 6 tháng là một phương pháp an toàn. Từ việc bỏ ra 20% tiền lương hàng tháng (từ việc lập ngân sách), khách hàng của bạn sẽ có một quỹ khẩn cấp sử dụng khi cần thiết. Bạn sẽ được đào tạo kỹ về vấn đề này, từ đó bạn biết rõ nên tạo lập quỹ khẩn cấp như thế nào là phù hợp cho khách hàng của mình.
3. Giới hạn nợ
Hãy giúp khách hàng hiểu rõ và tự giới hạn các khoản nợ của họ, điều đó có nghĩa là đừng chi tiêu hơn số tiền có thể kiếm được.
Tất nhiên là đôi khi khách hàng của bạn có thể sẽ phải vay nợ để tích lũy tài sản. Ví dụ như vay nợ để mua nhà, xây nhà…
Tuy nhiên, có những lúc việc thuê lại tốt hơn là mua hoàn toàn. Ví dụ như thuê một nơi để ở, thuê xe để đi… nếu như khách hàng của bạn chưa thực sự sẵn sàng bỏ tiền ra mua một khối tài sản có giá trị lớn.
Tóm lại, hãy giới hạn khoản nợ trong khả năng thanh toán của bản thân. Còn việc thuê hay mua là do nhu cầu của bản thân mỗi người.
Bên trên là một vài thông điệp giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một chuyên gia hoạch định tài chính. Sẽ còn rất nhiều giá trị khác nữa nếu bạn tham gia vào đội ngũ tư vấn tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm đấy nhé.