logo Global Business Card VIP

Nghệ Nhân Ngành Lụa: Nguyễn Minh Tâm

Chủ cơ sở Dệt Lụa tơ tằm truyền thống Nguyễn Minh Tâm

Nghệ nhân ngành Lụa Việt Nam: “Nhờ đam mê, kiên nhẫn, không nản lòng trước bao sóng gió mà tôi đã giữ gìn và phát triển được cơ nghiệp, hoàn thành tâm nguyện ngày nào của gia đình tôi”,

Châm ngôn kinh doanh: “Muốn có tấm lụa tốt, điều đầu tiên là nguyên liệu phải tốt. Sau đó tới kỹ thuật dệt, làm sao để tỷ lệ giữa sợi dọc và sợi ngang cân đối. Nếu sợi dọc nhỏ mà sợi ngang to thì lụa không bền; độ co ngót không đều. Một tấm lụa đẹp phải mềm, mịn và đặc mặt”.

Xuất sứ: 100% Tơ Lụa Việt Nam, có Xưởng ươm tơ tại Lâm Đồng.

Địa chỉ ĐKKĐ: Số 68, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Mạng lưới phân phối: Toàn quốc, Quốc tế

Số điện thoại: 0986 238 353

Hãy kết nối cùng Nghệ Nhân

     

CÂU CHUYỆN CỦA NGHỆ NHÂN

Những năm 1986, khi cả nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, làng lụa truyền thống lao đao mất phương hướng. Sản phẩm làm ra không xuất khẩu được. Nhiều người làng hoang mang, mất niềm tin vào nghề truyền thống đã chuyển sang làm nghề khác. Lúc đó, gia đình tôi đã phải chuyển sang bán hàng tạp hóa để đảm bảo cuộc sống trong thời điểm khó khăn. Nhưng sâu thẳm trong lòng những người làm nghề như chúng tôi, việc từ bỏ niềm đam mê về lụa truyền thống là điều vô cùng khó khăn và không ai mong muốn cả.

May mắn là các lãnh đạo địa phương và Hợp tác xã dệt lụa lúc bấy giờ đã đưa ra một chủ trương mang tính bứt phá: Chia nhỏ máy dệt về các hộ gia đình. Ai có điều kiện mua thì HTX bán rẻ, ai không có điều kiện thì HTX bán chịu. Cả làng lúc đó, mỗi gia đình là một xưởng nhỏ, cố gắng bươn chải để sống được bằng nghề. Dân làng cũng mong muốn giữ được nghề truyền thống, nhưng ai cũng lúng túng trong việc tự chủ, tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Gia đình tôi thuê lại của HTX một xưởng dệt. Tôi cũng nỗ lực tìm nguồn nguyên liệu, mẫu vải, khách hàng”. Phải liên hệ mua nguyên liệu từ Nhà máy ươm tơ Mỹ Đức. Khi nhà máy này giải tán, tôi lại thu mua từ làng kéo tơ Sơn Đồng (Hà Tây trước đây), thậm chí vào tận Quảng Nam để mua nguyên liệu, hoặc lặn lội vào vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng) - nơi ứng dụng được công nghệ cao của Nhật Bản trong sản xuất tơ để ký hợp đồng mua nguyên liệu ổn định.

Chưa kể, vì thấy những dòng lụa quý của làng nghề như vân, the... bị thất truyền, tôi quyết tâm khôi phục những loại vải đã làm nên thương hiệu của lụa. Tôi đến gặp các nghệ nhân cao tuổi trong làng để tìm hiểu về lụa Vân - thứ lụa đặc biệt, hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt, nhìn như những đám mây. Biết tôi có ý nguyện phục chế sản phẩm truyền thống của quê hương, nhiều cụ già mang khăn, áo lụa Vân dù đã bị sờn rách đến cho tôi xem mẫu. Từ những mẫu đó, tôi đã tỉ mỉ tìm hiểu hoa văn và cách người xưa dệt lụa Vân. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cuối cùng, tôi đã tìm được bí quyết dệt lụa Vân tưởng mãi mãi bị thất truyền.

Quá trình sản xuất lụa truyền thống, Tôi luôn chú trọng làm phong phú các mẫu hoa văn. Nhiều mẫu mã được đánh giá cao, như: Vân lưỡng long song hạc, Vân triện thọ, Vân thọ đỉnh… Đồng thời, chúng tôi còn sản xuất ra các loại lụa trơn rất được ưa chuộng để làm khăn quàng, cà vạt và lụa cao cấp may áo dài, trang phục biểu diễn. Bà còn liên kết với nhiều làng nghề thủ công để làm ra các sản phẩm lưu niệm như: Túi xách, thú bông, phụ kiện thời trang… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

“Tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu”. Cùng với tình yêu và đam mê nghề dệt lụa, đó chính là bí quyết góp phần làm nên những sản phẩm đầy tinh tế và trân trọng"./.


popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục