logo Global Business Card VIP

Luật kinh doanh Bảo hiểm (Phần 2)

Đăng bởi Ngọc Cẩn vào lúc 30/05/2018

LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

Chương III

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Mục 1.

CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 58.Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 59. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm.

Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;

2.Công ty cổ phần bảo hiểm;

3.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

4.Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;

5.Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 60.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

a)Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;

b)Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

c)Giám định tổn thất;

d)Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

đ)Quản lý quỹ và đầu tư vốn;

e)Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.

Điều 61.Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm.

Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:

1.Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;

2.Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

Điều 62.Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.

Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1.Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

2.Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 củaLuật này;

3.Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

4.Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

2.Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

3.Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;

4.Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;

5.Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;

6.Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

Điều 65.Thời hạn cấp giấy phép.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.

Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 66.Lệ phí cấp giấy phép.

Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

Điều 67.Công bố nội dung hoạt động.

Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 68.Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a)Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;

b)Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động;

c)Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;

d)Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

đ)Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;

e)Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.

2.Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉ ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm và phải thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 69.Những thay đổi phải được chấp thuận.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:

a)Tên doanh nghiệp;

b)Vốn điều lệ;

c)Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

d)Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;

đ)Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

e)Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;

g)Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);

h)Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.

Mục 2.

TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ

Điều 70.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

Điều 71.Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

1.Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.

2.Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Điếu 72.Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.

Điều 73.Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quy định.

Mục 3.

CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 74.Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

1.Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a)Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b)Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c)Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.

Điều 75.Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;

2.Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

3.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.

Mục 4. KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN,GIẢI THỂ,

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Điều 77.Khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

3.Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 78.Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định Chính phủ.

2.Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

Điều 79.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp sau đây:

1.Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;

2.Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

2.Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận;

b)Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;

c)Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;

d)Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán;

đ)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;

e)Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

g)Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;

h)Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

i)Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

3.Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

4.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.

Điều 81.Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

1.Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a)Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

b)Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;

c)Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

d)Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.

2.Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thựchiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.

Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:

a)Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

b)Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;

c)Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 1 Điều 68 của Luật này;

d)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

2.Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Điều 83.Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Chương IV

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1.

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 84.Đại lý bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1.Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2.Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3.Thu phí bảo hiểm;

4.Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5.Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Điều 86.Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.

1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam ;

b)Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c)Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp:

2.Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b)Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Điều 87.Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

2.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

4.Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

5.Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

6.Thời hạn hợp đồng;

7.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Điều 88.Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm.

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Mục 2:

DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 89:Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 90.Nội dung hoạt động môi giới hảo hiểm.

Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1.Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2.Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3.Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4.Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a)Thực hiện việc môi giới trung thực;

b)Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

c)Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.

Điều 92.Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

Điều 93.Cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 vàcác Điều 65, 66, 67, 68 và 69 của Luật này.

Chương V

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ.

1.Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2.Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.

Điều 95.Ký quỹ.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.

2.Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.

Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ.

1.Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2.Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Điều 97Quỹ dự trữ.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

2.Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 98Đầu tư vốn.

1.Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:

a)Mua trái phiếu Chính phủ;

b)Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c)Kinh doanh bất động sản;

d)Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ)Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

e)Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

3.Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Điều 99. Thu, chi tài chính.

1.Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 100.Năm tài chính.

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.

Điều 101.Chế độ kế toán.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toán áp dụng đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.

Điều 102.Kiểm toán.

Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Điều 103.Báo cáo tài chính.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tài chính trong những trường hợp sau đây:

a)Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

b)Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

Điều 104. Công khai báo cáo tài chính.

Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương VI

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 105.Hình thức hoạt động.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a)Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh;

b)Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

1.Các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này;

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;

3.Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.

Điều 107.Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng tại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động năm năm trở lên;

2.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Điều 108.Thẩm quyền cấp giấy phép.

Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Điếu 109.Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 của Luật này, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh còn bao gồm:

a)Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;

b)Hợp đồng liên doanh;

c)Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong ba năm gần nhất.

Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện:

Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1.Đơn xin đặt văn phòng đại diện;

2.Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;

3.Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong ba năm gần nhất;

4.Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;.

5.Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Điều 111.Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động.

Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều 65, 66 và 67 của Luật này.

Điều 112.Thu hồi giấy phép.

1.Ngoài các quy định tại Điều 68 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

2.Văn phòng đại điện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện khi doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận.

Những thay đổi phải được chấp thuận đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật này.

Điều 114. Nội dung hoạt động.

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

1.Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

2.Việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ dự trữ khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Luật này.

3.Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 116.Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải duy trì khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 77 của Luật này.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 của Luật này.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vốn theo quy định tại Điều 98 của Luật này.

Điều 117.Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính theo quy định tại các Điều 101, 102, 103 và 104 của Luật này.

2.Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cho Bộ Tài chính.

Điều 118.Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoái số lợi nhuận còn lại thuộc ở hữu của mình sau khi đã trích lập các quỹ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.Bên nước ngoài trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh đã trích lập các quỹ và thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài trong doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh đượcchuyển ra nước ngoài số tài sản còn lại của mình sau khi đã thanh lý, kết thúc hoạt động tại Việt Nam.

4.Việc chuyển tiền và các tài sản khác ra nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2và 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 119.Các quy định khác.

Chính phủ quy định cụ thể nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Chương VII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 120.Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1.Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

2.Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3.Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

4.Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

5.Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

6.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7.Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

8.Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9.Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

10.Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2.Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 122.Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

1.Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thựchiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.

Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.

Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

2.Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3.Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra đểvụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 123.Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong kinh doanh bảo hiểm, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 124.Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1.Kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động hoặc không đúng với nội dung giấy phép thành lập và hoạt động;

2.Vi phạm quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3.Cạnh tranh bất hợp pháp;

4. Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

5.Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc;

6.Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm cung cấp;

7.Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật;

8.Kinh doanh trong điều kiện không bảo đảm yêu cầu về tài chính, vi phạm quy định về vốn pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ;

9.Vi phạm quy định về đầu tư vốn;

10.Các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều 125.Xử lý vi phạm.

1.Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệ thại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 126.Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1.Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

2.Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của tòa án.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 127.Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện được thành lập, hoạt động; hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thành lập và hoạt động theo quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động theo giấy phép đặt văn phòng đại diện cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép.

2.Các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 128.Hiệu lực thi hành.

1.Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.

2.Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 129.Hướng dẫn thi hành.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.


popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục